Nhật ký Pu Ta Leng: Hạ cánh an toàn, trước muôn vàn thử thách!Cuộc sống luôn có muôn vàn những khó khăn, thử thách nhưng cũng luôn ẩn chứa rất nhiều điều diệu kỳ mà chuyến chinh phục Pu Ta Leng này của tôi là ví dụ. Với tôi – một người thậm chí còn không đủ điều kiện để đi hiến máu hay khám nghĩa vụ quân sự (nặng 49,3 kg, cận 6,25 độ, có bệnh tiền sử về hô hấp) thì việc lần lượt vượt qua 2 đỉnh núi cao nhất Việt Nam là Fansifan và Pu Ta Leng đã là cả một sự diệu kỳ rồi. Chuyến đi này không những cho tôi nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống mà còn thêm vững tin vào khả năng của bản thân.Tôi bắt đầu cuộc hành trình vào ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) trong quyết định chóng vánh. Chiều hôm đó, trong khi tôi và bạn đang mải mê chém phu (AOE) 2 ông ẻm Thắng Voivà Minh Phương thì bất ngờ nhận được điện thoại từ A Páo (người dẫn đường đi Pu Ta Leng) nói rằng, anh đã chuẩn bị sẵng sàng cho cuộc hành trình cho tôi vào ngày mai. Trước đó lịch trình của tôi là đi vào đêm 21 và 22 bắt đầu leo (có lẽ anh đã nghe nhầm ngày khởi hành thành ngày leo núi). Sau vài giây lưỡng lự tôi quyết định “đi nhanh cho sớm chợ”. Lúc này đã là 4h chiều và 7h30 là chuyến xe đi Lai Châu xuất bên cuối cùng. Tôi vội vã chạy về nhà, cắm sạc Ipad, máy ảnh, rồi gấp rút chuẩn bị quần áo thuốc men vật dụng cá nhân. Lều trại chưa có lại tức tốc chạy đi mua. Hà Nội bất ngờ đổ mưa tầm tã, tôi chọn vội 1 chiếc lều nhỏ cho 2 người, mua đèn pin và dây dù rồi quay trở về nhà bắt xe ôm lên BX Mỹ Đình mà quên mất rằng mình không mang theo bất kỳ một chiếc áo rét nào.Khi đã an tọa trên xe tôi mới giật mình khi nghĩ đến quyết định quá nhanh, quá mạo hiểm của mình. Bèn rút điện thoại di dộng (chỉ còn 2 vạch pin) nhắn tin cho thằng bạn thân: “Tao đi Lai Châu leo núi, sau 6 ngày nữa nếu không thấy tao liên lạc lại thì gọi vào số này 090xxx – anh Páo”. Sau hơn 11 tiếng trên xe, cuối cùng tôi cũng đã đến được điểm hẹn tại xãHồ Thầu, bụng đói meo vì từ chiều chỉ ăn được một bát cháo lúc xe nghỉ dọc đường. Anh Trang – một người dẫn đường khác đã đứng đón tôi từ lâu, chúng tôi vào một quán tạp hóa ven đường để mua tiếp một số thực phẩm thiết yếu cho chuyến đi như Mỳ tôm lương khô, nước lọc, kẹo ngọt và cả khăn ặt bàn chải đánh răng. Tôi đến nhà anh Trang ăn sáng, rồi tức tốc lên đường luôn. Anh Trang sẽ dẫn tôi đến điểm nghỉ tại độ cao 2.350, sau đó Páo dẫn tôi tiếp lên đỉnh vì ở đây chỉ có Páo mới là người nắm rõ con đường độc đạo lên đỉnh nhất. Chuẩn bị nhanh nên tôi biết kiểu gì cũng sẽ quên một cái gì đó, ngoài áo rét tôi quên cả thắt lưng, ủng chống thấm nên đành cắt dây dù làm tạm “thắt lưng”, lấy túi ni lông quấn quanh tất làm ủng chống thấm.Đúng 9h00 chúng tôi khởi hành. Đoạn đường đi đầu tiên là khá đơn giản, đường bằng, hoa nở trắng 2 bên phảng phất một mùi thơm dịu nhẹ. Sau khoảng 4 km đường men theo con suối mới thực sự đem đến khó khăn cho tôi vì phía trước sẽ chỉ có dốc và dốc. Do hôm trước trời mưa đá nên hôm naycon đường trở nên khá trơn và khó đi, sương mù thì càng lúc càng dày đặc khiến tầm nhìn của tôi đôi khi chỉ xuống còn khoảng vài mét. Lúc đầu do chủ quan không đeo găng nên tay của tôi liên tục bị trầy xước bởi bám phải những bụi gai khi leo trèo. Càng lên cao, sương càng dày khiến thể lực của tôi nhanh chóng bị suy giảm, tôi cố gắng uống thật ít nước căng mắt tập trung dò theo bước chân của người dẫn đường vì hiểu rằng chỉ một lần bước hụt cũng có thể sẽ khiến tôi phải trả giá đắt.
Sau hơn 4 tiếng leo, cuối cùng chúng tôi cũng đến được lán nghỉ đầu tiên để ăn trưa. Đó là một hốc hang nhỏ của một cặtvợ chồng làm thảo quả và săn bắn trên này. Chúng tôi ăn trưa nhanh bằng những gói mỳ rồi lên đường tới điểm hẹn vớiPáo. Vừa đi khoảng 40 phút, trời lại bắt đầu đổ mưa to khiến chúng tôi đành phải dừng chân tạm nghỉ. Nhìn trời mưa anh Trang lắc đầu ngán ngẩm bảo tôi: “Đường bình thường đã khó đi, mà mưa thế này thì khó mà đến được điểm hẹn với thằng Páo trước 5 h”. Nhìn những hạt mưa nặng hạt rơi mà sốt ruột, tôi quay sang bảo anh. “Thôi bây giờ em lấy áo mưa,buộc vào cái cặp này (cặp đựng Ipad và máy ảnh) rồi đi chứ mặc áo mưa mà leo trèo đường này thì cũng rách hết”. “Người ướt thì còn sưởi ấm được chứ máy ướt thì chịu” – tôi cười hè hè rồi lại lên đường tiếp, mặc kệ trời mưa.Ơn trời, chúng tôi đi được chừng 30 phút thì cũng ngớt mưa. Dù rất cẩn thận nhưng rồi tôi cũng đã gặp phải những nguy hiểm đầu tiên. Trong lúc leo lên một đoạn dốc, tay tôi bám nhầm phải một cành cây khô khiến tôi bị ngã ngửa xuống dưới, trượt dài một đoạn khoảng 2 mét rất may tôi vẫn kịp nhanh tay bám vào được một gốc tre ven đường nên thoát nạn trong gang tấc. Những vách núi dựng đứng không phải làmột thử thách dễ dàng đối với người có chân ngắn như tôi. Nhưng đoạn đường từ đỉnh 2.500 đi xuống chỗ nghỉ của Páo mới thực sự khiến tôi thật sự choáng. Khi tôi chẳng nhìn thấy “đường” đâu cả, thậm chí anh Trang cũng tỏ ra khá bất ngờ. Anh nói: “Trước đường xuống cũng to lắm nhưng đợt vừa rồi mưa tuyết cây to chết nhiều quá đổ chắn hết cả đường, chú cẩn thận nhé”. Chúng tôi chậm rãi đi xuống, cả tôi và anh Tráng đều rất cẩn thận vì cây chết đã lâu, bước trên cành khôcủa chúng sẽ rất nguy hiểm. Phải mất rất nhiều thời gian chúng tôi mới tìm thấy chỗ nghỉ của Páo giữa rừng cây đổ rạp. Đã có 2 cái lều dựng trước ở đấy. Đó là một đoàn của 2 bạn trong Nam ra (một nam, một nữ), leo trước tôi một ngày và họ đã lên đến đỉnh thành công đang trên đường trở về. Lúc này đã vào khoảng hơn 5h chiều. Nhìn thấy bà chị hớn hởđi xuống tôi cũng tự tin hơn hẳn nghĩ: “ Người ta là còn leo lênđược mình việc gì phải xoắn”. Chúng tôi dựng lều rồi đốt lửa cùng nhau ăn tối.Bữa tối của chúng tôi khá đơn giản, chỉ có gà rang và một nồicanh khoai tây cùng với 1 lít rượu. Anh Tráng nói sau bữa ăn sẽ thết đãi chũng tôi món đặc sản của người dân tộc đó là canh nòng nọc. Tôi hý hửng đun nước pha café thì trời lại bất ngờ đổ mưa to. Vậy là khỏi ăn khỏi uống, ai vào “nhà” người đấy. Lúc đầu, căn lều của tôi tỏ khá vững chãi nhưng về sau cũng đành bất lực trước cơn mưa độc của núi rừng. Nước mưa chàn vào lều càng lúc càng nhiều, tôi liên tục phải dậy, bật đèn pin tát mưa khổ không nói hết. Đến 3 h sáng tôi tôi quyết định mặc áo mưa, rồi chui vào túi ngủ kệ xác mưa.Ngày thứ 2: Sáng hôm sau, không chỉ tôi mà mấy chiến hữu bên cạnh người cũng đều ướt như chuột lội. Anh Trang phải dậy từ rất sớm để nhóm lửa, nhưng cũng phải mất đến 2 tiếng chúng tôi mới nhóm lửa được thành công. 9 h hơn, chúng tôi nhổ neo lên đường. Páo sẽ dẫn tôi lên đỉnh, còn anhTrang và Kén sẽ dẫn 2 bạn kia về. Mục tiêu của chúng tôi là lên đỉnh trước 1h chiều rồi sau đó lập tực quay lại lán nhỏ trại rồi về hang của cặp vợ chồng trồng thảo quả. Nếu chúng tôi tiếp tục dựng trại ở đấy mà trời lại đổ mưa thì sẽ rất nguy hiểm. Con đường lên đỉnh tuy dài nhưng lại dễ đi hơn khá nhiều so với những đoạn trước. Xung quanh chỉ là rừng trúc mà thôi, Páo đi trước vừa dùng dao mở đường vừa đánh dấu lối đi (hôm qua mọi người đã bị lạc đến 2 tiếng). 12h20 cuối cùng tôi cũng đã chinh phục được đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam, trên đỉnh có cắm sẵn 1, 2 lá cờ của các đoàn đi trước để lại. Ở đây trên cái độ cao hơn 3.000 mét này, bất chấp sự khắc nhiệt của thời tiết vẫn có những cây hoa đua nhau nở thắm – thật phi thường. Tôi hý hoáy chụp vài bức ảnh để làm kỷ niệm rồi ngồi một lúc để tận hưởng cái cảm giác chiến thắng của kẻ chinh phục. Dù trời vẫn còn khá nhiều sương mù nhưng tôi vẫn thấy được sự hùng vĩ của đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam. So với Fansifan, đỉnh Pu Ta Leng rộng rãi và đẹp hơn rất nhiều. Xung quanh có rất nhiều cây Đỗ Quyên, đến mùa sẽ nở đỏ rực thắm xung quanh (rất tiếc lúc tôi đến, đa phần những cây Đỗ Quyên ở đây mới chỉ hé nụ).Chụp ảnh xong xuôi tôi và Páo lập tức rút quân, xuống đến một hốc đá đốt lửa sưởi ấm và nạp thêm năng lượng với lương khô. Loay hoay mãi không tìm thấy mồi lửa, Páo bảo tôi chịu khó hy sinh “thắt lưng” để sưởi ấm. Đành vậy, tôi lấy đoạn còn lại buộc 2 đỉa quần lại với nhau cho đỡ tụt. Trong lúc sưởi ấm, Páo hỏi tôi: “Cây hoa có màu đỏ đấy, mấy anh gọi là Đỗ Quyên à?”“Ơ thế cậu gọi là gì?” – tôi hỏi.“Tất cả các loại hoa, không biết tên bọn em gọi cung là hoa rừng” – Páo cười nói.“Thế sao cậu biết được đỉnh núi này” – Tôi lại hỏi“Cách đây hơn 1 năm, tháng 10 năm 2012 thì phải. Có 2 cậu cũng ở dưới xuôi lên có nhờ em tìm giúp đỉnh này. Bọn em phải vừa đi vừa mở đường mãi mới lên được đến đỉnh đấy. Đợt mưa tuyết vừa rồi cây đổ nhiều quá mất hết cả lối đi nên hôm qua bọn em mới bị lạc hơn 2 tiếng đấy chứ” - Páo nói.“Thế đã có nhiều đoàn leo chưa?”“Cũng có vài đoàn leo đến đỉnh rồi nhưng người ta leo toàn ít nhất 2, 3 người. Có mỗi anh là em thấy đi một mình đấy. Sao anh không rủ bạn đi cùng cho vui.”“Có rủ đó chứ nhưng không ai thích đi thì tớ đành đi một mìnhchứ sao”.“À mà trước anh cũng đã từng có 1 chị gái leo lên đến đỉnh rồi. Nhưng chị này đi chậm lắm phải mất 3 ngày 3 đêm cơ”.“Con gái mà lên được tới đỉnh là quá phi thường rồi, lại đi 1 mình nữa thì bà này quả là số 1 rồi” – Tôi cười nói.Trò chuyện một lúc chúng tôi lại nhổ neo quay trở lại chỗ dựng trại. Giờ thì tôi đã có thể đi một cách thong dong và thoải mái chụp ảnh. Nắng cũng đã bắt đầu lên, sương mù tandần. Lúc này tôi mới cảm nhận được vẻ đẹp thực sự của Pu Ta Leng. Dọc ven đường, hoa rừng đua nhau nở xanh, đỏ, tím,vàng… có rất nhiều loại hoa mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Trên các sườn núi, hoa Ban đua nhau nở rộ, chắng xóa. Tuy nhiên, hành trình lúc xuống với tôi lại khó khăn hơn khi lên rất nhiều. Đường trơn trượt khiến tôi không thể đi nhanh, đường tuy đã được Páo vừa đi vừa phát quang, nhưng vẫn còn rất rậm rạp. Chân tôi thỉnh thoảng lại bị vấp vào các gốc tre mà Páo chặt mở đường khiến ống đông đau buốt.Đi đến một đoạn khá bằng phẳng, tôi chủ quan bước nhanh 1 chút bỗng vấp phải một rễ cây rừng trồi lên chắn ngang đường khiến tôi ngã rúi rụi về phía trước, đúng chỗ một gốc tre nhọn hoắt dựng ngược lên. Tôi vội xoay người, tay tiếp đất rồi ngã lệch sang 1 bên. Thiếu chút nữa gốc tre kia đã có thể đâm xuyên qua cổ họng tôi hoặc vào mặt. Thật nguy hiểm quá. Tôi bèn bước chậm lại và cẩn thận hơn trong mỗi bước đi. Xuống đến lán cũng đã hơn 2 h chiều, chúng tôi vội thu dọn đồ để quay lại lán 1 trước đêm. Sau khi vượt qua con dốc toàn cây khô, tôi hạ sơn một cách đầy khó nhọc. Tôi liên tục trượt ngã trên đường, chân tay tím chi chít những vết xước. Nhưng cứ mỗi khi nghỉ hoặc đến chỗ nào có cảnh đẹp tôi vẫn leo trèo nhảy múa chụp ảnh như bình thường. Có lẽ những lúc như vậy mọi sự mệt mỏi đau đớn trong người đều tan biến sạch.
Trời đã bắt đầu tối dần mà mãi tôi vẫn chưa lết được xuống chỗ nghỉ. Chân tay mỏi lừ, mắt mờ dần khiến tôi lảo đảo. Và thêm một lần nữa tôi lại phải đối mặt với tử thần. Do không cẩn thận tôi lại bước hụt vào một bụi cây khô khiến toàn thântôi tụt hẳn xuống vực, tôi nhanh tay bám được vào một bụi cỏ rồi kêu toáng lên: “Páo ơi”. Lúc này Páo đang đứng cách tôi một đoạn khoảng 20 mét. Nhận thấy rằng, với đống đồ trên người cậu ta khó lòng có đủ thời gian để quay lại cứu tôi, tôi bèn dùng hết bình sinh đu lên để thoát chết trong tích tắc.Páo nhìn tôi thở phào nhẹ nhõm. Biết tôi hay ngã, Páo rất cẩnthận đi trước nhưng không bao giờ để mất dấu tôi. Thỉnh thoảng đến đoạn phải trèo qua cây, cậu còn cẩn thận dùng dao làm bậc cho tôi khỏi bị trơn trượt.Trời càng lúc càng mờ mịt mà mãi vẫn không thấy lán 1 đâu. Một chút tâm lý bất an đã bắt đầu thoáng qua trong đầu tôi. May mắn không thể đến với tôi nhiều như vậy. Nếu như điều tồi tệ nhất xảy ra thì có lẽ điều khiến tôi ân hận nhất chính là không được nhìn mặt cha mẹ và một người đặc biệt lần cuối. Chứ chẳng có gì khiến tôi phải hối tiếc khi tồn tại trên thế gian này cả. Có hay không có tôi, thì trái đất vẫn quay chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới cả. Ngoài cha mẹ ra thì sựsống chết của tôi, không ảnh hưởng đến bất kỳ một ai cả.Thoáng suy nghĩ tiêu cực, tôi lại lạnh lùng bước đi mà không quan tâm đến sống hay chết. Mãi đến gần 6h chiều, chúng tôimới đến được hang 1. Quyết định không dựng lều ngủ trong rừng đêm nay của Páo quả là chính xác. Vì đêm hôm đó trời lại đổ mưa, chúng tôi ngủ trong hang đá khá an toàn và ấm áp. Nhưng số tôi vẫn hơi nhọ khi nằm chúng phải chỗ duy nhất dột, vậy là lại phải co ro cả đêm.Ngày thứ 3: Sáng hôm sau, tôi và Páo đều dậy từ khá sớm. Chúng tôi ăn sáng rồi lại tiếp tục lên đường. Ngoài trời mưa vẫn rơi lâm thâm, vẫn biết là không nên leo núi trời mưa nhưng thời tiết những ngày gần đây là như vậy nên tôi cũng đã quen rồi. Đường đi xuống lần này là đơn giản hơn rất nhiềuhơn nữa lại thoải mái thời gian, nên tôi tha hồ thà mình vào thiên nhiên chụp ảnh và ngắm cảnh. Tuy nhiên, khi đi qua cácvườn thảo quả của bà con, chứng kiến cảnh công sức của người dân nơi đây chết khô héo hàng loạt, đổ rạp xuống ven đường cũng khiến tôi không khỏi trạnh lòng. Cuộc sống của bà con nơi đây vẫn là một cái gì đó quá xa vời so với những ánh đèn hòa nhoáng của đô thị.Dù vẫn bị trơn trượt ngã khá nhiều nhưng là vì đường đất nên cũng thoải mái, quần áo thì cũng bẩn rồi nên cũng không phảixoắn. Xuống đến đoạn đường suối tôi chỉ gặp đôi chút khó khăn vì giày của tôi ma sát kém mà đá thì rất trơn. Thỉnh thoảng tôi lại phải trượt xuống các phiến đá lớn bằng mông như con nít chơi trượt cầu. Cũng khoái. Gần đến trưa chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy đích, Páo bảo tôi: “Bây giờ mới hơn 11 giờ, chúng ta về nhà chú Trang ăn trưa nhé, đỡ phải nấu nướng giữa chừng”. “Trong các đoàn, mà em từng dẫn anh làngười về sớm nhất đó, chưa ai về được trước 12h” – Páo cười động viên tôi. Còn tôi thì tôi cũng thấy có đôi chút tự hào, cuối cùng mình cũng đã vượt qua được chặng đường khó khăn nhất của cuộc đời. Điều qua trọng làm mình vẫn an toàn không có vẫn đề gì cả.
giới thiệu Porter dẫn đường Putaleng fb Tẩn A Trang sđt 016.424.000.64